028.3831.3123

KHI LY HÔN: CHA ĐẺ CÓ ĐƯỢC TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI HAY KHÔNG?

Con dưới 36 tháng tuổiLuật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LHNGĐ 2014) quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi như sau:

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” (khoản 3 Điều 81 LHNGĐ 2014)

Theo quy định trên, có thể thấy về nguyên tắc, khi vợ chồng ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, đây không phải là quyền tuyệt đối của người mẹ. Người chồng – cha đẻ vẫn có quyền được nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong các trường hợp sau:

  • Người mẹ có thỏa thuận đồng ý cho cha đẻ được quyền trực tiếp nuôi con.
  • Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, để được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người chồng – cha đẻ phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người mẹ. Trường hợp không tự thỏa thuận được, người cha có thể tranh chấp quyền nuôi con và phải cung cấp cho Tòa án các chứng cứ chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom,chăm sóc, giáo dục con, bao gồm các chứng cứ chứng minh như sau:

*  Điều kiện về vật chất: thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập thực tế… của con.

*  Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, đưa đón, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe tinh thần… của mẹ.

Nếu người cha có đầy đủ chứng cứ chứng minh người mẹ không đáp ứng được điều kiện nuôi con như trên thì việc Tòa án xem xét, quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi cho người cha là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, nếu không được Tòa án giao quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cha vẫn phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với con chung sau khi ly hôn, cụ thể như sau:

 “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Một vấn đề cần lưu ý là quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn vẫn có thể thay đổi theo quy định tại Điều 84 LHNGĐ 2014 như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

  1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này,

Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

  1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  2. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  3. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên…”.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về quyền tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người chồng – cha đẻ khi ly hôn. Mọi thắc mắc hoặc vấn đề cần hỗ trợ, tư vấn pháp lý, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua E-mail : thanh.tplaw@gmail.com hoặc Điện thoại: 028.6286 3477 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Luật sư: TRỊNH THỊ HẠNH