028.3831.3123

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN DÀNH CHO STARTUP

Nhiều bạn trẻ khởi khiệp thường chỉ lo chăm chút đứa con tinh thần của mình, lo cho ý tưởng, chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu, mà quên đi vấn đề pháp lý bảo vệ doanh nghiệp cũng như bảo vệ ý tưởng khởi nghiệp của mình. Những doanh nhân trẻ Việt Nam khởi nghiệp cũng cho rằng, vấn đề pháp lý là dễ gặp phải nhiều rắc rối nhất, cản trở việc khởi nghiệp, tốn rất nhiều thời gian nếu không được giải quyết triệt để. Sau đây, Công ty luật TNHH Thanh và Cộng sư xin nêu ra những vấn đề pháp lý cơ bản, làm nền tảng cho các bạn trẻ trước khi bước chân vào thương trường.

Thứ nhất, về vấn đề thành lập loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh đề ra và kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu nhược điểm khác nhau, việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp ban đầu được đặt ra để đáp ứng yêu cầu của pháp luật, nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu trong việc kêu gọi nhà đầu tư. Các startup trong giai đoạn này sẽ cần đặt ra nhiều câu hỏi về việc chọn lựa loại hình doanh nghiệp, tên công ty, vốn điều lệ tối thiểu có được quy định, cơ cấu tổ chức như thế nào…

Thứ hai, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, ý trưởng về kinh doanh là điều kiện ban đầu để các bạn trẻ khởi nghiệp. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì cần phải xem loại hình kinh doanh này có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề cấm kinh doanh hay không, vốn pháp định là bao nhiêu, những giấy phép đặc thù trong ngành kinh doanh, hoặc những thủ tục hành chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như: đăng ký chất lượng sản phẩm, đăng ký ISO,…

Thứ ba, về sở hữu trí tuệ, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng một khi các bạn tâm huyết với ý tưởng kinh doanh chính bạn. Các bạn có thể tham khảo ý kiến của luật sư chuyên nghiệp về việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các ý tưởng của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có thể là đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền, đăng ký sáng chế, … dưới danh nghĩa cá nhân, để ngăn chặn việc đánh cắp ý tưởng hoặc ít nhất là để không vướng mắc vào các vi phạm về sở hữu trí tuệ trong quá trình kinh doanh sau này.

Trên đây là những việc làm cơ bản, chỉ khi nào các bạn trẻ hoàn thiện các vấn đề pháp lý thì các bạn mới yên tâm phát triển ý tưởng kinh doanh, dành thời gian, chi phí, con người và những hoạt đồng khác cho sự phát triển của dự án.

Chuyên viên pháp lý: VÕ VƯƠNG KHÁNH TRÌNH